Đối với người chuyên sử dụng internet trên các thiết bị điện tử đều đã nghe thấy khái niệm “băng thông”. Nhưng với những người không rành thì đây là một thuật ngữ vô cùng khó hiểu. Vậy băng thông là gì? Hãy tìm hiểu chi tiết về nó qua bài viết dưới đây nhé!
I. Băng thông là gì?
- Băng thông tên tiếng anh là bandwidth là tốc độ tối đa mà trang web có thể truyền tải trong 1s. Hay nói cách khác, nó là dung lượng của liên kết mạng để truyền tải dữ liệu tối đa giữa website với người dùng tính trong 1 đơn vị thời gian.
- Trong website, băng thông dùng để mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người truy cập có thể upload và download được tính trong 1 đơn vị thời gian (bit/s). Nếu băng thông lớn có nghĩa tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh và ngược lại.
II. Phân loại băng thông
1. Dựa vào phạm vị sử dụng
- Băng thông trong nước: dùng để trao đổi, truyền dữ liệu giữa các máy chủ trong cùng một nước. Thích hợp cho mạng nội bộ.
- Băng thông quốc tế: dùng giữa các máy chủ giữa nhiều quốc gia. Đây là lý do mà mỗi khi cáp quốc tế bị đứt, bạn sẽ không truy cập được các website nước ngoài. Hoặc bạn vẫn truy cập được nhưng tốc độ truy cập chậm hơn bình thường rất nhiều lần.
2. Dựa theo lưu lượng sử dụng
- Băng thông được cam kết: Người mua sẽ được cung cấp một dung lượng cố định theo cam kết để kết nối mạng. Nếu dùng hết, người dùng sẽ phải trả thêm phí để có thể duy trì sử dụng.
- Băng thông được chia sẻ: Có thể dùng cho nhiều máy chủ khác nhau để hạn chế tình trạng server bị đơ.
- Băng thông riêng: Người mua chỉ cần trả phí cho phần dung lượng mình sử dụng.
III. Công thức tính băng thông
Băng thông website = Kích thước trung bình của trang × Số lượng người truy cập trung bình mỗi tháng × Số lần truy cập trang trung bình của mỗi khách.
IV. Mức độ ảnh hưởng của băng thông đến website
- Băng thông trang web là thông số cho biết lượng dữ liệu được truyền giữa trang web và máy tính trong một khoảng thời gian. Giới hạn băng thông cho mỗi trang web khác nhau và thay đổi tùy thuộc vào gói dịch vụ mà chủ sở hữu trang web mua từ nhà cung cấp. Và tất nhiên, giới hạn băng thông càng cao, thì một trang web có thể gửi càng nhiều dữ liệu. Nếu băng thông không đủ, các yêu cầu truy cập web sẽ bị từ chối.
- Để trang web của bạn chạy trơn tru, bạn cần sử dụng gói dịch vụ lưu trữ trang web chất lượng cao với băng thông rộng. Điều này đảm bảo quá trình truyền tải dữ liệu của người dùng không bị gián đoạn, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Băng thông càng rộng thì khả năng hoàn thành công việc càng nhanh, đặc biệt là xử lý các yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, nhiều người dùng cũng có thể truy cập cùng lúc vào trang web của bạn mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
V. Cách kiểm tra băng thông
1. Kiểm tra qua tốc độ tải
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị một máy tính và một sợi cáp để kết nối máy tính với router, không sử dụng kiểu kết nối wifi vì kết nối không dây chỉ đáp ứng tốc độ kết nối đường truyền chỉ 80 – 90%
- Bước 2: Tìm chọn một máy chủ tại Việt Nam cho phép tải xuống dữ liệu nhưng không giới hạn băng thông như các nhà phát hành game
- Bước 3: Tiến hành tải file từ website đó
- Bước 4: So sánh tốc độ download thực tế với tốc độ trên lý thuyết. Nếu hai thông số
2. Kiểm tra bằng phần mềm
Bước 1: Truy cập vào trang web speedtest.com
Bước 2: Chọn BEGIN TEST
Bước 3: Đợi kết quả trong khoảng 15 – 30s. Kết quả thu được sẽ hiển thị như sau:
- Ping: 17ms (dữ liệu càng nhỏ thể hiện đường truyền càng mượt)
- Download speed (tốc độ tải xuống): 10.11 Mbps
- Upload speed (tốc độ tải lên): 9.76 Mbps
VI. Một số khái niệm liên quan đến băng thông
1. Giới hạn băng thông
Giới hạn băng thông hay bóp băng thông là cơ chế nhà cung cấp dịch vụ Internet hạn chế việc trao đổi dữ liệu cho người dùng khi truy cập Internet chung nhằm đảm bảo chất lượng đường truyền ổn định.
2. Độ trễ băng thông
Độ trễ băng thông là sự chậm trễ thường xuyên trong quá trình xử lý dữ liệu của mạng máy tính. Độ trễ băng thông tỷ lệ nghịch với tốc độ internet. Độ trễ càng thấp thì tốc độ mạng càng nhanh và ngược lại.
3. Băng thông rộng
Đây là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành viễn thông để chỉ các liên kết dữ liệu có thể truyền nhiều tín hiệu và nhiều đường dẫn với tốc độ cao với tốc độ cao trên khoảng cách xa. Đường truyền ở đây là cáp quang, cáp đồng trục, cáp xoắn đôi, hoặc bộ đàm.
Như vậy, bài viết trên đã giải thích giúp bạn đọc hiểu băng thông là gì và các kiến thức liên quan đến nó. Đừng quên tiếp tục truy cập vào website mill6.org để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!