Học kinh tế ra làm gì? Cơ hội phát triển và mức lương

học kinh tế ra làm gì

Học kinh tế ra làm gì luôn là nỗi lo lắng lớn của nhiều bạn sinh viên. Nhìn chung, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay thì học ngành kinh tế có rất nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của mill6.org nhé.

I. Ngành kinh tế là gì?

Ngành kinh tế tập trung nghiên cứu, đánh giá và phân tích các thành phần của nền kinh tế

Trước khi biết được học kinh tế ra làm gì, bạn phải hiểu rõ về bản chất của ngành học này như thế nào. Theo đó, kinh tế là ngành học đánh giá, phân tích về mối liên hệ giữa các thành phần của nền kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó, ngành kinh tế còn tập trung vào việc nghiên cứu bản chất của các thành phần kinh tế, phân phối hàng hóa, quản lý tài nguyên…

II. Học kinh tế ra làm gì?

Kinh tế là ngành học có khối kiến thức lớn và nhiều chuyên ngành. Bởi vậy mà các bạn sinh viên dễ gặp khó khăn trong việc định hướng công việc tương lai. Dưới đây là một số công việc, ngành nghề mà bạn có thể tham khảo.

1. Tư vấn tài chính, kinh tế

Công việc của chuyên viên tư vấn tài chính là phân tích, nghiên cứu và lên kịch bản cho những tình huống kinh tế có thể xảy ra trong tương lai. Vì thế, vị trí này đòi hỏi bạn phải có góc nhìn đa chiều để nhận ra được những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp.

Chuyên viên tư vấn tài chính, kinh tế là vị trí rất quan trọng đối với các công y, doanh nghiệp. Để trở thành một nhân viên tư vấn tài chính, kinh tế, bạn cần có kiến thức về tài chính và kinh tế, khả năng phân tích và đánh giá các tùy chọn đầu tư, khả năng giao tiếp tốt và khả năng tư vấn cho khách hàng.

2. Nhà quản lý tài sản hoặc nhà đầu tư – Học kinh tế ra làm gì?

Cơ hội việc làm của ngành kinh tế rất rộng mở

Nhà quản lý tài sản hoặc nhà đầu tư là những người quản lý các khoản đầu tư của khách hàng hoặc tổ chức. Công việc của họ bao gồm đưa ra các quyết định đầu tư thông minh và quản lý các danh mục đầu tư của khách hàng.

Các cơ hội việc làm cho vị trí nhà quản lý tài sản hoặc nhà đầu tư bao gồm: Ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty tư vấn đầu tư, doanh nghiệp…

3. Kiểm toán, kế toán

Nếu bạn đang lo lắng học kinh tế ra làm gì thì kiểm toán, kế toán là câu trả lời tiếp theo đấy. Kế toán là quá trình ghi nhận, phân tích và báo cáo về các giao dịch tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Các nhiệm vụ của kế toán bao gồm quản lý và theo dõi các khoản thu và chi, lập báo cáo tài chính và đưa ra các dự đoán về tình hình tài chính của doanh nghiệp, công ty trong tương lai.

Kiểm toán là quá trình đánh giá và xác nhận tính chính xác của các thông tin tài chính được báo cáo bởi kế toán viên. Các nhiệm vụ của kiểm toán bao gồm xác nhận tính chính xác của báo cáo tài chính, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện các quy trình tài chính của doanh nghiệp.

4. Chuyên viên phân tích thị trường

Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức tài chính… với vị trí chuyên viên phân tích thị trường.

Công việc này có nhiệm vụ là nghiên cứu và đánh giá các yếu tố tác động đến thị trường trong một lĩnh vực kinh doanh hoặc một ngành công nghiệp cụ thể.

Các nhiệm vụ của chuyên viên phân tích thị trường bao gồm: Thu thập dữ liệu và phân tích các xu hướng thị trường, đánh giá các yếu tố tác động đến thị trường, đưa ra các lời khuyên đầu tư, theo dõi và báo cáo về các dấu hiệu thị trường…

5. Phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro

Bạn có thể đảm nhận vị trí phân tích, thẩm định rủi ro

Đây là công việc được đánh giá có triển vọng phát triển rộng mở trong tương lai. Nhiệm vụ của nhân viên phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro là theo dõi, đánh giá những sự kiện, tình huống có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Từ đó, đưa ra những phương hướng giải quyết để giảm mức thiệt hại của doanh nghiệp xuống mức thấp nhất có thể. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tìm thấy vị trí này ở các doanh nghiệp, công ty tài chính hoặc ngân hàng.

6. Nghiên cứu, giảng dạy

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân học kinh tế ra làm gì, thì có thể thử sức trong lĩnh vực giáo dục. Đối với vị trí này, sau khi tốt nghiệp Đại học bạn nên học Cao học để có tấm bằng Thạc sĩ.

Người đảm nhận vai trò giảng dạy, nghiên cứu phải có kiến thức chuyên môn tốt, khả năng thuyết trình và ứng biến tốt.

III. Có nên học ngành kinh tế không?

Mưc lương ngành kinh tế rất cạnh tranh

Việc học ngành kinh tế có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn, có thể kể đến như:

  • Đầu tiên, ngành kinh tế là một trong những ngành học được ưa chuộng và có nhiều cơ hội việc làm.
  • Thứ hai, nó cung cấp cho bạn các kỹ năng phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định, giúp bạn trở thành một chuyên gia trong việc đánh giá các tình huống kinh tế và đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp hoặc chính phủ.
  • Thứ ba, nó giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của kinh tế và ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến cuộc sống của mọi người.

Ngoài ra, để quyết định có nên theo học ngành này hay không, ngoài việc biết được học kinh tế ra làm gì, bạn cũng cần có thêm thông tin về mức lương, chính sách đãi ngộ.

  • Đối với sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm chưa có nhiều thì mức thu nhập trung bình khoảng 9.000.000 đồng/tháng.
  • Mức lương trung bình của nhân viên tư vấn tài chính dao động từ 12.000.000 đồng – 30.000.000 đồng/tháng.
  • Mức lương trung bình của vị trí giao dịch viên dao động từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng/tháng.

Tuy nhiên, nếu bạn là người có năng lực thì chắc chắn mức thu nhập có thể lên đến chục chiều, hay thậm chí là trăm triệu đồng/tháng.

IV. Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thắc mắc học kinh tế ra làm gì, cũng như cơ hội làm việc trong tương lai như thế nào. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có được định hướng cho công việc của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục giáo dục để tìm hiểu thêm nhiều ngành nghề hấp dẫn khác nhé.