Từ ngữ địa phương luôn là đặc sản của tiếng Việt. Khi đến vùng đất nào đó bạn có thể nghe thấy nhiều từ rất khó hiểu, chẳng hạn như trốc tru. Vậy trốc tru là gì? Nên sử dụng trong những trường hợp nào? Theo dõi bài viết dưới đây để được mill6.org giải đáp chi tiết nhé.
I. Trốc tru nghĩa là gì?
Trốc tru là từ địa phương được sử dụng chủ yếu ở khu vực miền Trung, nhiều nhất là ở Nghệ An. Theo đó, trốc có nghĩa là cái đầu, tru có nghĩa là con trâu. Vì thế trốc tru được hiểu là đầu trâu.
Từ lóng này ám chỉ những người bướng bỉnh, nói nhiều lần mà vẫn không tiếp thu, vẫn chứng nào tật nấy. Tuy nhiên, trốc tru chỉ mang ý nghĩa trêu đùa chứ không hề chỉ trích nặng nề.
Ngoài ra, trong một số trường hợp trốc tru không được dùng với nghĩa là cái đầu, ví dụ như trốc cúi với ý nghĩa đầu gối.
II. Khu mấn là gì?
Tương tự với trốc tru, khu mấn cũng là từ lóng của người miền Trung, xuất hiện từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Theo đó, khu có nghĩa là mông, mấn được hiểu là váy. Thời xưa, phụ nữ thường ngồi lê buôn chuyện sau giờ làm việc vất vả. Họ không cần ghế, có thể đặt mông lên vệ cỏ, bờ rộng để ngồi, vì thế mà lớp vải ở mông luôn bám lớp đất dày, bẩn.
Khu mấn dùng để chỉ phần mông váy bị dính bẩn. Bên cạnh đó, cùng có nghĩa bóng để nói thái độ với đối tượng không có cảm tình. Ngoài ra, khu mấn còn được dùng để chỉ sự nghèo khổ, không có cái gì.
Vậy nên, khi đến các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Nghệ An nếu ai đó mời bạn ăn khu mấn thì đừng tưởng thật vì họ đang trêu bạn đấy.
III. Một số tiếng địa phương miền Trung phổ biến
Qua giải thích trốc tru là gì, có thể thấy đây là từ lóng của người miền Trung nhưng lại được cộng đồng mạng sử dụng rất phổ biến. Ngoài cụm từ này, người dân miền Trung còn có nhiều từ địa phương rất thú vị, chẳng hạn như:
- Cái cươi có ý nghĩa là cái sân
- Cái chủi có ý nghĩa là cái chổi
- Chưởi có ý nghĩa là chửi
- Đọi có ý nghĩa là bát
- Vung/Vàng có ý nghĩa là nắp nồi
- Ngẩn có ý nghĩa là ngốc
- Trửa có ý nghĩa là giữa, trên…
- Đàng có ý nghĩa là đường
- Trấp vả có ý nghĩa là đùi
- Bổ có ý nghĩa là ngã
- Nác có ý nghĩa là nước
- Trù có ý nghĩa là trầu (ví dụ: lá trù = lá trầu)
- Tao, tớ có ý nghĩa là tau
- Mày có ý nghĩa là mi
- Choa có ý nghĩa là chúng tao
- Bọn bây ý có nghĩa là các bạn
- Hấn có ý nghĩa là hắn, nó
- Nớ có ý nghĩa là đó, cái kia
- Cấy có ý nghĩa là cái (Ví dụ: Cấy kẹo = cái kẹo)
- Gưởi có ý nghĩa là gửi
- Hun có ý nghĩa là hôn
- Mần có ý nghĩa là làm
- Nhởi có ý nghĩa là chơi
- Rầy có ý nghĩa là xấu hổ
- Khu có ý nghĩa mông, đít
- Mấn có ý nghĩa là váy.
IV. Kinh nghiệm học tiếng miền Trung hiệu quả
Về cơ bản, để hiểu trốc tru là gì cũng như nhiều phương ngữ khác bạn cần có thời gian để tìm hiểu và học tiếng miền Trung. Để quá trình học từ bản địa miền Trung hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau:
1. Học từ vựng tiếng miền Trung
Việc đầu tiên để học được tiếng miền Trung, bạn cần biết ý nghĩa các từ vựng của người bản địa. Bởi vì người miền Trung có nhiều từ vựng khác với từ điển tiếng Việt nên số lượng từ vựng bạn học sẽ phải nhiều hơn.
2. Lắng nghe tiếng miền Trung nhiều hơn
Bạn cần phải dành thời gian để nghe người miền Trung nói nhiều hơn. Thời gian đầu, chắc chắn bạn sẽ không hiểu họ nói gì nhưng cứ nghe nhiều thì sẽ dần hiểu được cách nói, cách phát âm.
3. Làm quen với cách giao tiếp của người miền Trung
Khi muốn học tiếng miền Trung, bạn cần phải giao tiếp với người miền Trung nhiều hơn. Bạn có thể kết bạn với những người miền Trung để được nghe, được nói và hiểu rõ hơn về phương ngữ.
4. Đặc ra mục tiêu, kế hoạch rõ ràng
Việc học tiếng miền Trung cũng như học ngôn ngữ mới, đòi hỏi bạn phải có mục tiêu, kế hoạch cụ thể.
Thường khi giao tiếp với người miền Trung, cho dù bạn nói giọng Bắc hay giọng Nam thì họ đều hiểu được. Thế nhưng, khi đặt ra mục tiếp giao tiếp bằng giọng miền Trung thì bạn nên cố gắng giao tiếp, nói chuyện với họ bằng tiếng địa phương.
Như vậy có thể thấy, trốc tru là phương ngữ của miền Trung. Hy vọng với giải mã trên bạn đã hiểu trốc tru là gì cũng như biết thêm một số từ vựng thú vị của mảnh đất miền Trung, qua đó càng yêu thêm sự đa dạng của tiếng Việt.